Lời nói có đáng tin (Phần 2) — Tóm tắt sách

Tác giả: Joe Navarro

Tóm tắt: Blinkist

Người dịch Tóm tắt: Huyền Nguyễn

Đôi bàn tay là bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể chúng ta khi phản ứng trước sự căng thẳng hoặc khó chịu

Thời gian lần cuối cùng bạn bắt tay với một người lạ kéo dài trong bao lâu? Bạn có chạm vào cánh tay họ không? Cái bắt tay chặt tới mức nào? Chúng ta có thể học được rất nhiều về suy nghĩ và mục đích của ai đó bằng cách quan sát bàn tay họ.

Tại sao?

Bởi vì đôi bàn tay ta là bộ phận tiến hóa cao cấp. Như một chìa khóa sinh tồn, bàn tay chúng ta đa năng tới mức không chỉ dùng để vẽ sơn dầu mà còn mang vác vật nặng. Bàn tay có thể tiết lộ nhiều thông tin cảm xúc.

Con người có xu hướng bản năng là tập trung vào bàn tay người khác. Hãy nghĩ về cách ảo thuật gia hoặc các nghệ sĩ khác làm nghề dựa trên sự mê mẩn của chúng ta với những đôi bàn tay.

Điều này có ý nghĩa sinh tồn đối với chúng ta vì nếu thấy ai đó giữ thứ gì, ta cần biết xem nó có phải một mối đe dọa với mình không. Chúng ta cần biết nếu ai đó chỉ vào thứ gì hoặc chỉ vào chúng ta thì có nghĩa là gì.

Chỉ vào ai đó sẽ gây ra phản ứng chống đối và thù hằn. Hãy tưởng tượng một người vừa chỉ vào mặt bạn và nói câu “Tôi biết anh đã làm thế!”  Nếu không chỉ tay, có thể đó chỉ là một lời nhận xét ngẫu nhiên, nhưng đã chỉ tay rồi thì nó lại trở thành lời kết tội.

Ngón cái cũng có ý nghĩa biểu đạt. Ví dụ dấu hiệu giơ ngón cái đồng ý là một động tác quan trọng mà cả thế giới đều hiểu.

Có thể thấy ở những người có địa vị xã hội cao (hoặc muốn hướng tới địa vị xã hội cao) ngón cái thường chìa ra ngoài túi quần như một biểu hiện cho sự tự tin. Ngược lại, ngón cái nằm trong túi quần ý chỉ địa vị thấp và thiếu tự tin.

Vì vậy lần sau bạn thấy hai người bắt tay, hãy quan sát xem tay họ làm gì ngay sau khi chạm vào nhau. Điều này có thể tiết lộ những ấn tượng đầu tiên về nhau của họ.

Dấu hiệu phi ngôn từ là lời giải để phát hiện ra sự không trung thực.

Vì vậy nên giờ chúng ta tìm hiểu về các bộ phận “trung thực” trên cơ thể. Nhưng còn dấu hiệu không trung thực thì sao? Làm sao chúng ta có thể phát hiện ra chúng và phân biệt chúng với sự phấn khích hay hoàn toàn mệt mỏi?

À, não rìa gửi thông điệp trực tiếp tới các bộ phận khác của cơ thể chúng ta như ngón tay và ngón chân. Khi ta nói dối, sẽ có mâu thuẫn giữa các xúc cảm: chúng ta biết sự thật, nhưng lời lẽ lại nói khác hẳn. Điều này đánh thức não rìa, và có thể khiến dây truyền thần kinh như adrenalin có hoạt động lan truyền đi.

Ví dụ run rẩy có thể do mâu thuẫn này. Bạn có thể nói ai đó đang run rẩy bằng cách nhìn vào bàn tay họ khi họ giữ mấy đồ nhỏ; đồ thuôn dài như bút hoặc bút chì.

Run rẩy có hàng loạt ý nghĩa. Nó có thể biểu hiện sự phấn khích khi phỏng vấn công việc hoặc sự khó chịu trong cuộc chất vấn.

Sau khi đã trải qua điều gì đó căng thẳng, con người thể hiện hành vi xoa dịu, có ý nghĩa làm cơ thể bình tĩnh trở lại. Điều này luôn xảy ra ngay sau một sự việc căng thẳng.

Vì vậy trong trường hợp chiếc bút chì của ai đó rung lên vì họ lo lắng, họ có thể bắt đầu nhai để bút ngừng rung và cố bình tĩnh lại. Khi một người được hỏi những câu hỏi khó chịu, họ có thể chạm vào khuôn mặt hoặc cổ mình. Đây cũng là những hành động xoa dịu

Mọi người có những hành vi xoa dịu khác nhau. Nếu bạn muốn đoán biết nhiều hơn về ai đó, bạn phải hiểu họ để có thể biết thông thường họ hành động như thế nào hoặc khi nào họ phấn khích. Nếu bạn có thể nhận ra những trạng thái tình cảm khác nhau thì hành vi xoa dịu của họ sẽ nổi bật hơn.

Nhận biết ngôn ngữ cơ thể truyền đạt sự không thành thật hoặc lời nói dối rất quan trọng, nhưng bạn không nên nhầm lẫn nó với các cách thức lừa dối mà chúng ta sẽ xét tới sau đây.

Đọc ngôn ngữ cơ thể là một kỹ năng quan sát cần luyện tập nhiều

Bạn cần các kỹ năng quan sát chính xác để có thể đọc ngôn ngữ cơ thể. Và, giống như những kỹ năng khác, chúng cần được luyện tập.

Chỉ đơn giản biết những kiểu hành vi hoặc sự việc truyền tải ý nghĩa nhất định là không đủ. Nếu bạn quan sát một cái bắt tay hay một nụ cười, chúng không hẳn có nghĩa gì trừ phi bạn chú ý tới hoàn cảnh và cuộc hội thoại.

Người quan sát cần một lượng nhận thức hoàn cảnh nhất định. Nhận thức hoàn cảnh có nghĩa là biết nhiều chi tiết nhất có thể ở một nơi xác định.

Hãy tưởng tượng người đàn ông lái xe khi đang nhắn tin. Nếu anh ta tập trung vào điện thoại, anh ta có thể không chú ý tới chiếc xe đạp mà suýt nữa mình lao phải. Người đàn ông này thiếu sự nhận thức hoàn cảnh. Nói cách khác, lái xe không thể tập trung vào tất cả các chi tiết cần thiết trong hoàn cảnh xác định. Và ở trường hợp này, thiếu nhận thức hoàn cảnh có thể gây chết người.

Các kỹ năng quan sát tốt là về nhận thức đa tín hiệu. Cùng với đó, tất cả những tín hiệu này tạo thành một nghiên cứu phối hợp.

Để có thể phân tích chính xác suy nghĩ ẩn giấu và dấu hiệu phi ngôn từ của một người, người quan sát đầu tiên cần chú ý tới hành vi cơ sở của đối tượng. Nếu bạn biết con người hành động như thế nào trong bối cảnh trung lập và bình tĩnh, bạn sẽ biết khi nào hành vi của họ khác đi và có thể giải mã hành vi đặc trưng của họ.

Vị trí tay hoặc chân hoặc biểu hiện khuôn mặt trung lập được ưu tiên của họ là gì? Hãy tưởng tượng bạn đang cố mô tả cổ họng của con bạn với bác sĩ. Nếu không quan sát cổ họng khi khỏe mạnh, thì làm sao bạn có thể phát hiện ra bất thường? Phát hiện bất thường là yếu tố quyết định trong việc chẩn đoán chính xác.

Hãy nhớ thận trọng khi quan sát. Nếu bạn nhìn chằm chằm ai đó, mục đích của bạn sẽ bị lộ. Điều này khiến sự quan sát vô ích vì người ta sẽ điều chỉnh hành vi theo cái nhìn của bạn.

Vì vậy, hãy bắt đầu bằng những dấu hiệu phi ngôn từ dễ dàng và rõ rệt, và tự hỏi chính mình xem chúng tới từ đâu. Từ đó, bạn có thể tiếp tục suy đoán dần dần.

Lừa dối tự nhiên: đây là cách bạn có thể phân biệt giao tiếp thành thật với dối trá

Vì vậy nếu bạn trở thành một chuyên gia về giải mã và sử dụng dấu hiệu phi ngôn từ thì chúng có thể chính xác như thế nào? Làm sao ta có thể phát hiện ra ai đó đang cố lừa dối mình?

Khi quan sát dấu hiệu phi ngôn từ của một người, hãy chú ý xem sự tương khớp biểu hiện phi ngôn từ và ngôn từ của họ tới đâu. Nếu họ nhấn mạnh vào những từ nhất định một cách không chính xác hoặc không tự nhiên, có khả năng lương tâm họ không đồng ý với lời nói.

Ngôn ngữ cơ thể chúng ta tương khớp với lời nói một cách tự nhiên khi chúng ta kể sự thực: chúng ta sử dụng tay khi tranh luận hoặc chớp mắt khi cười. Chúng ta thực hiện những hành động này mà không hề có ý nghĩ nào về chúng.

Tuy nhiên khi chúng ta nói dối, lời nói không tương khớp với chuyển động cơ thể. Người nói dối khi bị chất vấn sẽ luôn cần thêm thời gian để nghĩ ra một câu chuyện hư cấu, vì thế sẽ chuyển động chậm trễ hơn một chút. Họ có thể vận động cánh tay hoặc chớp mắt chậm hơn chẳng hạn.

Cũng cần nhớ rằng trong tình huống cuộc chất vấn, chính bản thân bạn có thể tác động tới hành vi của người tình nghi. Giao tiếp luôn đi theo hai cách.

Nếu bạn nghi ngờ ai đó đang nói dối, đừng bao giờ chỉ cho họ thấy điều đó. Nếu bạn bắt đầu những câu hỏi kết tội hoặc bạn thể hiện sự cảnh giác hay ngờ vực, suy nghĩ của bạn sẽ bị lộ tẩy. Đối tương sẽ thay đổi hành vi nếu họ biết bạn đang nghĩ vì về họ.

Mọi người cần một mức độ thoải mái để có thể giao tiếp. Nếu bạn ngồi quá gần ai đó, bắt tay quá lâu hoặc nhìn chằm chằm trực tiếp người ta, bạn có thể khiến họ khó chịu, dẫn tới ngôn ngữ cơ thể họ thay đổi.

Cuối cùng, bạn phải linh động, chắc chắn không quá tin tưởng bất cứ lời giải thích nào. Hãy điều chỉnh luận điểm theo kết quả chứ không phải điều chỉnh kết quả theo luận điểm!

Tóm tắt cuối

Thông điệp chính trong cuốn sách này là:

Não rìa của chúng ta gửi các tín hiệu tới cơ thể mà chúng ta không hề nhận thức được, dẫn tới những chuyển động vô thức. Vì chúng ta không ý thức những tín hiệu này nên chúng có thể thể hiện sự thực ẩn giấu. Bằng sự tập luyện trong thời gian dài, bạn có thể tập cho mình giải mã được chuyển động cơ thể của con người, đặc biệt là ở chân, hay và bàn chân.

Lời khuyên hữu ích:

Đừng nhìn khuôn mặt ai đó, hãy nhìn vào bàn chân họ.

Nói dối người khác bằng khuôn mặt dễ hơn vì chúng ta có thể kiểm soát nó đơn giản hơn. Nếu bạn đang cố quan sát xem ai đó nói dối, thì hãy nhìn vào những chuyển độ bất thường ở tay, chân và đôi chân họ,và xem họ có dừng lại lâu hơn bình thường để nghĩ về những điều họ nói.

Sự thoải mái trong sự khó chịu: quan sát kỹ tay bắt chéo

Con người thường bắt chéo tay khi đứng ở chốn công cộng – có thể trong khi chờ ai đó hoặc xem hòa nhạc. Nhưng hãy chú ý rằng chúng ta hầu như chưa bao giờ bắt chéo tay khi ở nhà trừ phi có điều gì đó làm phiền chúng ta như một chiếc taxi muộn.

Khi bạn chú ý tới ai đó bắt chéo tay trong khi kẹp chặt cánh tay bằng bàn tay mình, thì rõ ràng họ không thoải mái.

Sách nên đọc: Spy the Lie của Philip Houston

Spy the Lie tiết lộ những chiến lược điển hình mà những kẻ nói dối sử dụng để cố lừa gạt bạn cũng như các công cụ giúp bạn phát hiện chúng. Cuốn sách này đưa ra những phương pháp kiểm tra tại chỗ nhằm phát hiện nói dối được các cựu nhân viên CIA phát triển, giúp phát hiện ra dấu hiệu nói dối và hỏi những câu hỏi phù hợp để tìm ra sự thật.

Bài dịch gốc: Lời nói có đáng tin (Phần 2) — Tóm tắt sách

Hoặc: Lời nói có đáng tin (Phần 2) – Sách Lược

(Đôi khi link die do chưa fix lỗi server)

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.

Up ↑